Tiếp tục phát triển Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ

Theo các thời kỳ lịch sử, các vấn đề quân sự của các quốc gia do người Mông Cổ lập nên đã trải qua những thay đổi đáng kể. Họ đạt đỉnh cao cả nghệ thuật quân sự và sử dụng vũ khí. Hệ thống đơn vị thập phân dùng trong quân đội ở các quốc gia Mông Cổ dần biến mất, theo các điều kiện địa phương khác nhau tên Mông Cổ được thay thế bằng tên theo các ngôn ngữ Turkic. Các đơn vị quân cỡ lớn (như kula và koshun trong quân đội Thiếp Mộc Nhi) có số lượng thay đổi. Bộ binh cũng xuất hiện trong quân đội của các quốc gia Mông Cổ. Họ đều là lính cung thủ vũ trang nhẹ và lính bộ binh hạng nặng, mặc áo giáp, mũ bảo vệ và bảo vệ bằng khiên chắn. Họ được trang bị kiếm, rìu, dao găm và chùy,... Kỹ thuật công thành cũng phát triển ở các vùng đất Mông Cổ, đặc biệt là ở các vùng nông nghiệp định cư.[30]

Hãn quốc Kim Trướng

Hãn quốc Kim Trướng (cũng như một phần Hãn quốc Sát Hợp Đài), một truyền thống quân sự liên tục không ngừng phát triển, ảnh hưởng chủ yếu bởi đặc tính đa quốc gia do quá trình hình thành đặc biệt của nhà nước này.[28] Các dân tộc láng giềng cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển quân sự của Hãn quốc Kim Trướng. Kỵ binh vẫn là lực lượng áp đảo của quân đội Hãn quốc Kim Trướng, sử dụng chiến thuật chiến tranh truyền thống với những đơn vị ngựa chiến cơ động của lực lượng cung thủ trong chiến đấu. Kỵ binh chủ chốt là các toán vũ trang hạng nặng, bao gồm thành phần quý tộc, những người bảo vệ hãn của Hãn quốc. Ngoài các chiến binh của Hãn quốc, hãn còn tuyển mộ binh lính của các dân tộc bị chinh phục, cũng như lính đánh thuê từ vùng Volga, Crimea và Bắc Kavkaz. Vũ khí chính của các chiến binh Hãn quốc Kim Trướng tiếp tục vẫn là cung tên, với kỹ năng điêu luyện. Ngọn giáo sử dụng trong cận chiến sau loạt bắn tên đầu tiên. Các vũ khí khác phổ biến nhất là gươm và kiếm. Loại vũ khí nghiền nát cũng phổ biến rộng rãi: chùy,...

Những thay đổi về trang bị cũng như thay đổi cấu trúc của quân đội đã diễn ra. Chiến binh bắt đầu sử dụng áo giáp lưới, và sau đó là áo giáp vòng. Bộ giáp phổ biến nhất là "Khatangu Degel", được gia cố từ bên trong bằng các tấm kim loại (kuyak). Mặc dù vậy, quân Hãn quốc vẫn tiếp tục sử dụng áo giáp lamellar. Họ sử dụng áo giáp kiểu Mông Cổ và các địa phương khác. Từ cuối thế kỷ XIV, người Mông Cổ đã sử dụng súng.[30] Họ cũng bắt đầu sử dụng công sự chiến tranh kiên cố. Trong một trận dã chiến, quân Hãn quốc cũng sử dụng một số thiết bị quân sự, đặc biệt là nỏ.

Nhà Nguyên

Chiến thuyền Mông Cổ của nhà Nguyên. Tranh cuộn Nhật Bản về cuộc xâm lược của người Mông Cổ. Thế kỷ 13Áo giáp của chiến binh Mông Cổ thời Nguyên trong cuộc xâm lược Nhật Bản

Quân Mông Cổ trong Đế quốc Nguyên đã phát triển dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Người Mông Cổ lần đầu tiên chiếm được một hạm đội, bắt giữ tàu chiến Trung Quốc. Thủy quân đã tuyển mộ nhiều binh sĩ Trung Quốc và những người phục vụ chủ yếu ban đầu trong bộ binh. Mặc dù vậy, lực lượng Mông Cổ vẫn là nền tảng quân sự chính của những người cai trị Mông Cổ. Lý do chính cho việc huy động tham gia đông đảo người dân địa phương Trung Quốc phục vụ quân đội Mông Cổ là do người Mông Cổ thích nghi kém khi chiến đấu trên địa hình gồ ghề, cũng như không thạo việc bao vây các thành trì kiên cố của Trung Quốc.[36]

Quân Nguyên cũng bao gồm quân của các bộ lạc liên quan đến quân Mông Cổ do chỉ huy riêng của họ lãnh đạo. Ngoài người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nữ Chân, Khiết Đan và Tây Tạng cũng phục vụ trong quân đội Mông Cổ. Trên thực tế, tù binh Tống phục vụ chủ yếu trong bộ binh và pháo binh và là những đơn vị ít được tin cậy nhất của quân Nguyên. Quân đội Nhà Nguyên cũng bao gồm lính đánh thuê bị bắt, trước đây phục vụ cho quân đội nhà Tống.

Quân Mông Cổ đã bị suy yếu rất nhiều qua các chiến dịch xâm lược, cũng như do nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng chống lại quân xâm lược. Người Mông Cổ cũng rơi vào tình trạng cần ngựa chiến nghiêm trọng, vì họ không thể nuôi những đàn lớn ở Trung Quốc vì vậy buộc phải mua ngựa. Hoàn cảnh này làm suy yếu đáng kể sức mạnh quân sự của Mông Cổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, người Mông Cổ vẫn là một thế lực đáng gờm đối với đối thủ của họ. Vệ binh hoàng gia được đóng tại kinh đô. Đến năm 1352, khoảng 100.000 binh sĩ phục vụ trong vệ binh Mông Cổ.[36] Quân đội nhà Nguyên tiếp tục duy trì hệ thống thập phân, tuy nhiên, số lượng chiến binh Mông Cổ trong một đơn vị tumen dao động từ 3.000 đến 7.000, thậm chí chỉ vài ngàn là vô cùng nhỏ.

Quân đội Thiếp Mộc Nhi của Nhà Timur

Thiếp Mộc Nhi và các chiến binh của ông. Tranh nhỏ

Quân đội Thiếp Mộc Nhi sở hữu tổ chức quân sự khá tốt và luôn sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Trung Á. Thời kỳ chinh phạt của Thiếp Mộc Nhi đánh dấu sự nở rộ cao nhất trong phát triển nền quân sự của những người du mục Trung Á.[37] Dựa vào kinh nghiệm dày dặn của những người tiền nhiệm, Thiếp Mộc Nhi đã xây dựng một đội quân hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu cho phép ông ta giành được những chiến thắng rực rỡ trên chiến trường trước các đối thủ của mình. Đội quân này là là một đạo quân đa sắc tộc, nòng cốt là các chiến binh du mục người Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ. Quân đội Thiếp Mộc Nhi được chia thành kỵ binh và bộ binh, có vai trò tăng lên rất nhiều vào đầu thế kỷ XIV-XV. Tuy nhiên, chủ lực của quân đội là các đơn vị kỵ binh du mục, "xương sống" bao gồm các đơn vị kỵ binh giáp nặng vô cùng tinh nhuệ, cũng như các đơn vị vệ sĩ Tamerlan.[38] Bộ binh thường đóng vai trò hỗ trợ, nhưng cần thiết trong cuộc bao vây pháo đài. Hầu hết bộ binh được trang bị vũ khí nhẹ, chủ yếu là cung thủ, tuy nhiên, bộ binh của họ cũng có các toán tấn công vũ trang mạnh.

Ngoài lực lượng chính của quân đội (kỵ binh nặng, kỵ binh nhẹ và bộ binh) trong quân đội của Thiếp Mộc Nhi còn có các kiểu lính khác, công nhân, kỹ sư và các chuyên gia vũ khí khác, cũng như có các đơn vị bộ binh đặc biệt, chuyên chiến đấu ở vùng núi (họ được tuyển chọn từ cư dân sống trong các ngôi làng trên núi).[39] Tổ chức của quân đội Thiếp Mộc Nhi tương tự với tổ chức thập phân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng có một số thay đổi (ví dụ, có các đơn vị từ 50 đến 300 người được gọi là Hồi koshun, số lượng đơn vị lớn hơn là kulul thì không ổn định lắm, thường biến động về số quân).[30]

Vũ khí chính của kỵ binh hạng nhẹ giống như bộ binh, là cây cung. Kỵ binh hạng nhẹ cũng sử dụng gươm hoặc kiếm và rìu. Kỵ binh nặng được vũ trang mạnh mẽ, được trang bị áo giáp (áo giáp phổ biến nhất được gia cố bằng các tấm kim loại), mũ sắt đội đầu và trang bị gươm hoặc kiếm (ngoài cung tên, sử dụng phổ biến khắp các đơn vị). Những người lính bộ binh nhẹ được trang bị cung tên, những người lính bộ binh hạng nặng dùng kiếm, rìu và chùy và được bảo vệ bởi giáp, mũ và khiên.[30]

Hãn quốc Y Nhi

Hãn quốc Y Nhi, hệ thống quân sự Mông Cổ đã trải qua một số thay đổi ảnh hưởng đến tổ chức quân đội. Giới quý tộc người du mục Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ, vốn là thành phần quan trọng của bộ máy nhà nước nhận được những mảnh đất rộng lớn trên cơ sở thuế. Ban đầu, những người lính dân quân bình thường không nhận được lợi tức từ thuê. Chi phí cá nhân của họ bao gồm các khoản thanh toán cho đồng phục, thức ăn, thức ăn gia súc, tiền.[40] Về sau, dân quân giống như các chỉ huy của họ, những người xuất thân từ giới quý tộc du mục Thổ - Mông, cũng bắt đầu nhận được đất đai chu cấp. Hệ thống sở hữu này hợp pháp hoá bởi Nghị định của Hãn Gazan vào năm 1303. Kể từ khi đất đai chu cấp được ban hành đã dẫn đến thu ngân sách giảm và suy yếu bộ máy nhà nước. Quân đội của hãn, ngoài đội hình Mông Cổ chủ yếu, còn bao gồm quân đội Armenia và Gruzia đồng minh, cũng như dân quân được tuyển mộ từ cư dân địa phương. Hệ thống thập phân truyền thống tương tự với tổ chức thị tộc của các bộ lạc Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống quân sự của nhà nước Hãn quốc Y Nhi cho thấy sự yếu kém của nó trong các cuộc chiến với Mamluk, ngăn chặn sự bành trướng của người Mông Cổ ở Tây Nam Á.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ http://www.erlib.com/%D0%90%D0%BB%D0%B5%D0%BA%D1%8... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=Dere... http://www.kulichki.com/~gumilev/HD/hd110a.htm#hd1... http://annales.info/step/dolbe/stephors.htm http://www.logovo.info/main.mhtml?Part=8&PubID=304 http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/Ungarn/XII... http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/mongol.htm... http://www.vostlit.info/Texts/rus/Zidan/frame2.htm http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_2/k... http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_4/f...